sản phẩm thi công

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0936.909090
Thiết kế tường xanh

Chia sẽ bạn bè

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 3
Hôm nay: 10
Hôm qua: 39
Trong tuần: 67
Trong tháng: 67
Tổng số: 181154

Vườn ươm

nghệ nhân bonsai “danh nổi như cồn” không chỉ bởi "Tôi đã đi nhiều nước để học hỏi thêm cách làm cây kiểng của họ, thấy họ làm rất bài bản, tập trung, chuyên nghiệp và khoa học. So với họ, mình tụt hậu quá xa”. Đó là nhận xét của ông Trịnh Minh Tân, nghệ nhân bonsai “danh nổi như cồn” không chỉ bởi ông sở hữu những chậu kiểng tiền tỷ, mà còn vì ông là một trong số ít nông dân của Việt Nam từng đi nước ngoài…như đi chợ.

NHỮNG CHUYẾN ĐI

Căn nhà của nghệ nhân Minh Tân nằm sâu giữa ngút ngàn những chậu bonsai, cây kiểng rộng 5 ha trên đường Cây Da (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM). Lúc chúng tôi đến, ông Tân với mái tóc bạc trắng, đang lúi húi bên mấy chục lồng chim các loại treo lủng lẳng ngay trước mặt. Sau câu chào và giới thiệu, tôi không nén được tò mò, hỏi ngay: “Vườn kiểng bạt ngàn như vậy mà chú còn kinh doanh chim kiểng nữa sao?”. Ông Tân cười đáp: “Đâu có, nuôi hót chơi cho vui thôi chứ mua bán gì”. Trả lời câu hỏi về những chuyến đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm làm kiểng, ông Tân kể: “Chuyến xuất ngoại đầu tiên của tôi là đi Singapore năm 1994. Tôi qua tìm hiểu kỹ thuật SX, đầu ra cho sản phẩm, cách họ tổ chức sự kiện, triển lãm, chợ phiên, thiết kế sân vườn. Đi Thái Lan tôi học mô hình trồng lan, rất chuyên nghiệp, lan được trồng thành vùng tập trung, gần khu trung tâm, sân bay. Diện tích nào họ cũng làm được. Ở vùng đất thấp như ruộng lúa nước, họ làm giàn treo, đi lại chăm sóc bằng những cây cầu gỗ len lỏi giữa các giàn lan. Bên Trung Quốc thì mô hình của họ hay lắm, mình chưa thể làm được. Tất cả các mô hình từ cây kiểng, phong lan, cá kiểng, hòn non bộ… đều được tổ chức tập trung thành vùng lớn, đi cả ngày không hết. Và tất cả những mô hình này đều được nhà nước hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật.  Theo tôi biết, huyện Củ Chi có khoảng 50 - 60 ha lan, nhưng không tập trung, kỹ thuật thì vẫn tự phát, mạnh ai nấy làm. Một doanh nghiệp chuyên thu mua lan xuất đi châu Âu, sau khi đến các vườn lan tham quan, ổng nói số lượng lan ở đây thì lớn, nhưng chỉ có khoảng 10% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo họ, nếu trồng tập trung, áp dụng kỹ thuật chăm sóc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đồng bộ, sẽ hạn chế tối đa thiệt hại, sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có thể đạt 70 - 80%. Việc thu mua, vận chuyển cũng đơn giản, ít chi phí hơn…”. Chỉ cây gừa bonsai trước mặt có giá đến 40 ngàn USD, ông Tân nói tiếp: “Nhật Bản là ông tổ của những cây này. Tất cả 33 kiểu dáng của bonsai có trong tự nhiên đều do họ tập hợp, phổ biến và vạch ra cách chơi. Họ có những cây bonsai nằm trong chậu cả trăm năm. Đẳng cấp của họ là tạo dáng cây cổ thụ to cỡ hơn vòng tay người ôm ngay trong rừng, khi còn nằm dưới đất trong nhiều năm ròng.

HOACANHBUONHO
HOACANH BUONHO
Nghệ nhân Minh Tân bên cây gừa bonsai có giá 40 ngàn USD
Đến khi thành hình, được bứng vào chậu, cây có dáng độc đáo và vô giá. Tôi sang tham quan mô hình SX cây kiểng của Nhật, quả thực là chỉ ước mơ thôi chứ khó có thể bắt chước. Vì cái gì họ làm cũng bài bản, từ cái chậu cây nào màu đó, đến phân bón riêng cho từng loại. Họ đầu tư rất lớn nên giá của mỗi sản phẩm cũng rất cao”.
Theo ông Tân, sự chuyên nghiệp của các mô hình kiểng các nước ông đã đến tham quan là họ có thể đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về chất lượng, số lượng sản phẩm, thời gian giao hàng khi có đơn hàng từ châu Âu. Điều này không biết đến khi nào mới thực hiện được ở Việt Nam.
“Hoa lan trưng trong các khách sạn lớn phải đạt yêu cầu có từ 15 bông trở lên, trong khi lan của mình chỉ 12 bông là hết. Cho nên, các khách sạn lớn vẫn phải nhập lan từ Thái Lan hoặc Đài Loan. Còn Lan hồ điệp bán Tết ở mình cũng nhập từ Đài Loan về chứ không phải mình trồng”, ông Tân khẳng định.

VÀ NHỮNG THÀNH QUẢ


“Chú đã học được những gì sau những chuyến xuất ngoại?”, tôi hỏi. Vừa dẫn tôi ra vườn, nghệ nhân Minh Tân vừa nói: “Học nhiều lắm. ngay khi đi Singapore về, tôi tổ chức được 6 lần triển lãm bonsai ở công viên Hoàng Văn Thụ. Nhờ những lần triển lãm này mà sản phẩm, thương hiệu của tôi bắt đầu được cả nước biết đến.
Ở Thái về, tôi chưa áp dụng được gì vì họ làm quá chuyên nghiệp, mình chưa đủ điều kiện làm. Tôi chỉ mang về được 1 số giống lan mới. Còn sang Nhật, tôi học được kỹ thuật bó bầu, bứng cây vào chậu không bị bể và tổng hợp đủ cả 33 kiểu dáng bonsai trong tự nhiên của họ”.

Những cây tắc (quất) được tạo dáng bonsai có giá 10 - 20 triệu đồng
Sang Đài Loan, tôi thấy mô hình SX rau sạch trong nhà kính của họ có thể áp dụng cho cây tắc (quất), mai vàng bên mình được. “Bên đó họ chỉ trồng rau trong nhà kính, sao chú lại có ý tưởng trồng kiểng trong nhà kính?”, tôi thắc mắc. “Nhà kính thực ra là để ổn định nhiệt độ, tránh mưa, sương gió, côn trùng và giảm thất thoát phân bón. Thời tiết ở ta thường mưa nhiều vào tháng 8, có thể làm thối rễ. Nếu nó không hồi phục thì mai không thể ra bông, trái tắc non bị rụng nhiều và lớn không kịp Tết.
Nếu có nhà kính bảo vệ thì sẽ tránh được những yếu tố bất lợi này. Hiện nay, sản phẩm các loại của tôi chỉ có 30% đạt chất lượng cao, 20% trung bình. Một nửa còn lại dưới trung bình. Nếu làm được mô hình nhà kính như bên Đài Loan thì sản phẩm đạt yêu cầu sẽ tăng hơn 80%”, ông Tân đáp.
Dẫn chúng tôi đến một khoảnh vườn có những cây lá nhỏ như lá chanh, nhưng trái to và vỏ sần như trái cam, ông Tân giới thiệu: “Khoảng 4 năm trước, tôi sang Đài Loan, thấy giống cam của họ rất lạ, lá nhỏ như lá kiểng, nên tôi xin giống mang về, lai ghép từ 3 giống, gốc là cây bưởi, phần thân giữa là cam đường Canh, trên cùng mới là giống cam Đài Loan. Trái chín vàng rất đẹp, nhiều nước, thơm và ngọt. Nhiều người đã mua cây cam này về vừa làm cảnh, vừa ăn trái".

Cây cam lai tạo với phần gốc là bưởi, phần giữa là cam đường Canh và phần trên cùng là giống cam Đài Loan. Đây là một trong số những thành quả ông Tân mang từ nước ngoài về
Bonsai là loại cây kiểng “khó chơi”, đòi hỏi người chơi phải có sự đam mê, năng khiếu, kinh nghiệm và óc sáng tạo. Chính vì thế, không nhiều người theo nổi. Nghệ nhân Minh Tân là một trong số ít người có đủ các yếu tố trên. Đến nay, ông đã có “thâm niên” ngót 30 năm làm giám khảo các cuộc thi cây kiểng, cây bonsai.
“Sau những chuyến đi nước ngoài về, tôi học hỏi được rất nhiều, nhưng những dự định lớn thì vẫn còn nằm trong đầu, vì chưa đủ điều kiện để thực hiện. Còn những thứ mình áp dụng ngay được chủ yếu vẫn là những cái nhỏ như kỹ thuật cắt tỉa, tạo dáng đẹp, tạo nhanh hàng hóa…”, ông Tân trầm ngâm.
Tuy nhiên, theo lời ông thì những thành quả thu được sau những chuyến xuất ngoại không hề nhỏ. Đó là, những gì học hỏi được, ông truyền hết trong các lớp tập huấn, sau đó, sản phẩm ra thị trường hoàn mỹ hơn, có chỗ đứng, được đánh giá tốt.
Hiện nay, cơ sở Minh Tân đang tạo việc làm ổn định cho gần 20 lao động và thêm từng ấy lao động thời vụ lúc cao điểm. Còn 4 người con ông Tân, ban đầu không chịu theo nghề làm kiểng vì cho rằng cực, nhưng ra ngoài được một thời gian giờ cũng quay về nối nghiệp cha. Ông Tân bảo, đã truyền hết kỹ thuật, bí quyết làm cây kiểng cho các con. Trên diện tích 8 ha này, có hàng chục ngàn cây kiểng, bonsai cái loại. Ngoài cây gừa bonsai có giá “khủng” nói trên, rất nhiều cây khác có giá hàng trăm triệu đồng.
Nguồn http://nongnghiep.vn

Bình luận & chia sẽ

Đang tải bình luận,....
Fanpage
Call Me